Tư vấn

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kỹ năng làm việc nhóm nhà tuyển dụng nên biết

Thứ năm - 14/05/2020 18:02
Làm việc nhóm là một nhiệm vụ thường xuyên diễn ra tại các doanh nghiệp, công ty. Nhiệm vụ này yêu cầu các thành viên cùng hợp sức để giải quyết một công việc nào đó. Vậy làm thế nào để nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng làm việc nhóm của nhân sự? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kỹ năng làm việc nhóm nhà tuyển dụng nên biết
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kỹ năng làm việc nhóm nhà tuyển dụng nên biết

1. Kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên đánh giá điều gì về họ?

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên để đánh giá các khía cạnh sau:

  • Phân công công việc: Trong thực tế có những công việc mà một cá nhân không thể giải quyết xong, vì vậy việc áp dụng hình thức làm việc nhóm vừa đảm bảo hiệu quả công việc lại vừa đánh giá được khả năng phân công công việc, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.

  • Quản lý và kiểm soát công việc: Qua nhiệm vụ làm nhóm, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được trách nhiệm của từng ứng viên đối với công việc của cả nhóm qua cách mà họ quản lý và kiểm soát công việc được giao, cũng như việc điều chỉnh cách hành vi giao tiếp, giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với công việc nhóm.
2
Kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên đánh giá điều gì về họ?
  • Giải quyết vấn đề và ra quyết định: Công việc nhóm sẽ bao gồm nhiều thành viên tham gia, vì vậy mà không thể tránh khỏi các ý kiến trái chiều nhau. Nhưng nhờ đó để nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề cũng như ra quyết định cuối cùng phù hợp với công việc.
  • Thu thập thông tin và các ý tưởng: Kỹ năng này đòi hỏi ứng cử viên phải có sự đóng góp các thông tin và các ý tưởng mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với công việc. Càng nhiều thành viên thì càng có nhiều ý kiến để lựa chọn. Từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng chọn lọc thông tin, ý tưởng để giải quyết công việc

  • Đàm phán và giải quyết xung đột: Trong quá trình làm việc nhóm không thể tránh khỏi sự xung đột, trái chiều giữa các thành viên. Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng đàm phán cũng như giải quyết xung đột của ứng viên.

  • Chia sẻ, thông cảm khi cùng tạo nên một thành quả lao động: Để hoàn thành tốt một công việc nhóm thì năng lực thôi chưa đủ mà còn cần vào sự chia sẻ, cảm thông của các thành viên trong cùng một nhóm. Đây là một trong những yếu tố mà các nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá ứng cử viên.

2. Top 10 câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kỹ năng làm việc nhóm nhà tuyển dụng nên biết

Nhà tuyển dụng có thể sử dụng 10 câu hỏi trắc nghiệm sau đây để đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của nhân sự.

1. Với hầu hết mọi dự án, tôi thích dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của riêng hơn là làm việc và chia sẻ với mọi người.

2. Trong khi tập trung vào sự nghiệp riêng, tôi vẫn nhiệt tình giúp đỡ các thành viên trong nhóm để họ cũng có thể thành công.

3. Tôi luôn cảm thấy tôi là thành viên chăm chỉ nhất trong nhóm.

4. Tôi luôn cố gắng tìm cách hòa đồng và cùng với mọi người hoàn thành tốt công việc chung.

5. Tôi luôn muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mà cả nhóm đang gặp phải, tuy nhiên tôi lại không nhận được nhiều sự khuyến khích cũng như khen ngợi về việc đó.

6. Nhìn chung trong nhóm mọi người thường thích làm việc với tôi nhất.

7. Tôi biết lợi ích của làm việc nhóm, đó là tạo ra nhiều sáng kiến và giải pháp mới cũng như chia sẻ bớt khối lượng công việc lớn.

8. Cho dù thích hay không thì môi trường làm việc luôn đòi hỏi tôi phải có khả năng làm việc nhóm.

9. Tôi nhận thấy mình phải gánh vác hầu hết công việc trong nhóm nhưng không ai đánh giá cao tôi về điều đó.

10. Tôi là người linh hoạt và thích nghi nhanh với những điều kiện mới.

Với mỗi câu hỏi trên ứng viên lựa chọn 1 trong 5 đáp án bao gồm: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không có ý kiến, phản đối và hoàn toàn phản đối.

Thang điểm của mỗi đáp án lựa chọn như sau:

Với những câu: 1, 3, 5, 8, 9, điểm số như sau:

  • Hoàn toàn đồng ý: 1 điểm;
  • Đồng ý: 2 điểm;
  • Không có ý kiến: 3 điểm;
  • Phản đối: 4 điểm;
  • Hoàn toàn phản đối: 5 điểm.

Và những câu còn lại, điểm số như sau:

  • Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm;
  • Đồng ý: 4 điểm;
  • Không có ý kiến: 3 điểm;
  • Phản đối: 2 điểm;
  • Hoàn toàn phản đối: 1 điểm

Từ thang điểm và kết quả bài trắc nghiệm ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • 40 - 50 điểm: Bạn thực sự là một nhân viên tuyệt vời của nhóm. Bạn hiểu được lợi ích và tầm quan trọng của sự hợp tác trong công việc.

  • 30 - 39 điểm: Bạn là nhân viên làm việc nhóm tốt. Bạn nhận ra giá trị của tinh thần đồng đội nhưng bạn chưa thực sự hòa hợp và chia sẻ mọi kỹ năng, sáng kiến của mình với mọi người còn lại trong nhóm

  • 20 - 29 điểm: Bạn không quan tâm dù phải làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm. Bạn là người chỉ làm theo những gì sếp yêu cầu và bạn cũng không muốn nỗ lực để thay đổi bất cứ điều gì.

  • Dưới 20 điểm: Bạn chắc chắn không muốn cũng như không có khả năng làm việc theo nhóm. Bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực hơn nữa để hiểu được giá trị và tầm quan trọng của làm việc nhóm.

3. Một số phương pháp hay được sử dụng trong quá trình làm việc nhóm

Để làm việc nhóm hiệu quả thì cần áp dụng các phương pháp khác nhau để hỗ trợ trong quá trình cùng hợp tác và phân chia công việc. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

3
Nên áp dụng các phương pháp để làm việc nhóm hiệu quả
  • Phương pháp cây vấn đề

Phương pháp cây vấn đề là phương pháp giúp nhà tuyển dụng có thể phân tích một cách sâu sắc, toàn diện và tìm ra được nguyên nhân, gốc rễ cũng như kết quả của vấn đề đó. Phương pháp này thường được sử dụng để khi liệt kê các vấn đề mà nhóm phải giải quyết. Ngoài ra phương pháp này còn được sử dụng để phân tích mục tiêu và phân tích chiến lược.

Người nhóm trưởng nên áp dụng phương pháp này để để giúp các thành viên trong nhóm hình dung rõ nét hơn những nội dung cơ bản cần giải quyết cũng như các vấn đề liên quan khác.

  • Phương pháp khung xương cá

Đây là phương pháp được sử dụng để phân tích vấn đề đơn giản và hiệu quả. Đây là bức tranh miêu tả mối quan hệ giữa một vấn đề với các nguyên nhân gây ra vấn đề đó.

Áp dụng khung xương cá sẽ giúp cho nhóm phân tích vấn đề một cách bao quát, kín kẽ và xem xét vấn đề một cách toàn diện. Từ đó loại bỏ được những thiếu sót và khuyết điểm không đáng có.

  • Phương pháp bể cá vàng

Để khai thác năng lực tư duy của các thành viên trong nhóm thì thường áp dụng phương pháp bể cá vàng. Bên cạnh đó phương pháp bể cá vàng còn đem lại không khí thân mật, gần gũi cũng như rèn luyện kỹ năng quan sát và kiềm chế của mỗi thành viên.

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kỹ năng làm việc nhóm mà AZtest muốn chia sẻ đến các nhà tuyển dụng.

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 0233 777 4455 (Ext 3) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

, . : 60